THÁI ĐỘ VÀ TRÌNH ĐỘ

Cần hiểu đúng câu nói “Thái độ hơn trình độ”. Câu nói ấy không có nghĩa là không cần trình độ, mà muốn nói rằng:

thái độ hơn trình độ

1. Người có thái độ tốt không hẳn là người có trình độ kém. Luôn có người vừa có thái độ tốt vừa có trình độ cao. Họ luôn được ưu tiên chọn trước.

2. Giữa một người giỏi mà có thái độ xấu với một người chưa giỏi bằng, nhưng có thái độ tốt, người ta sẽ ưu tiên chọn người có thái độ tốt để đào tạo.

3. Chính nhờ có thái độ tốt, nên họ khiêm tốn học hỏi và trở thành người có trình độ cao.

4. Người giỏi (thường là tự phong) mà thái độ kém, họ không khiêm tốn học hỏi nên tụt hậu và trở thành trình độ thấp

5. Người có thái độ tốt rất dễ đào tạo và khi được bố trí công việc phù hợp, họ sẽ đóng góp rất lớn.

6. Người giỏi mà có thái độ xấu, họ phá hoại, cản trở, gây khó khăn cho cả những người giỏi hơn họ. Kết quả là cty mất cả những người giỏi hơn.

7. Chính những người có thái độ xấu, có thành tích bất hảo mới bị loại ngay từ vòng gửi xe chứ không phải người có thái độ tốt nhưng chưa giỏi. Người chưa giỏi nhưng có thái độ tốt luôn có chỗ làm phù hợp để bố trí.

8. Người giỏi mà thái độ xấu họ phá hoại cty rất… hiệu quả.

9. Người giỏi mà thái độ xấu, cả tổ chức phải căng mình ra canh chừng họ!

Yes/No? Chú ý mục 8, 9!

Tác giả: Thầy Nguyễn Hữu Long – Founder Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !