Tâm tính và thái độ (tiếp theo)

Tuần qua, có các bài viết về tâm tính và thái độ của bạn Tran The Dung rất hay. Tôi rất đồng ý với quan điểm của bạn là trong tuyển dụng, đặc biệt là tuyển những vị trí chủ chốt hoặc “nhạy cảm”, rất cần tìm hiểu tâm tính. Tâm tính tốt (phù hợp) sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý về sau, vì đa phần nhân viên sẽ hành xử theo tâm tính. Tâm tính xấu (không phù hợp) thì sớm muộn cũng bộc lộ ra, và có thể làm hại tổ chức.
Tuy nhiên, tâm tính không tạo ra kết quả, mà chính thái độ (dẫn đến hành động) mới tạo ra kết quả. Thái độ làm việc, thái độ học tập, thái độ hợp tác, cư xử với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới… là một trong những yếu tố đầu vào (bên cạnh kiến thức, kỹ năng, môi trường…) để tạo ra kết quả.
Một người có tâm tính tốt (ví dụ hiền lành, trung thực), nhưng không tỏ thái độ và không hành động gì, sẽ không tạo ra kết quả. Ngược lại, người có tâm tính xấu (ví dụ, lười biếng, thích ăn cắp vặt), nhưng được đưa vào môi trường tốt, làm việc trong khuôn khổ, và được kiểm soát nghiêm ngặt vẫn tạo ra kết quả tốt. Ví dụ, hàng nghìn công nhân trên dây chuyền sản xuất, ai biết tâm tính thế nào, nhưng cứ đào tạo kỹ năng, thao tác, và yêu cầu làm đúng như vậy dưới sự giám sát chặt chẽ của camera, chuyền trưởng, cấp quản lý… thì vẫn tạo ra kết quả.
Tóm lại, khi tuyển dụng, đặc biệt là những vị trí chủ chốt hay tìm người hợp tác làm ăn, hãy chú trọng vào tâm tính hơn là thái độ (vì thái độ có thể giả tạo). Nhưng trong quản lý, ta buộc phải quản lý bằng những chuẩn mực về thái độ, trong đó có chuẩn mực đạo đức (code of ethics), chuẩn mực hành vi (code of behaviour hay code of conduct), và kiểm soát bằng những chuẩn mực này để tạo ra kết quả.
——————
Group PTDNV mong muốn quy tụ những người có tâm tính phù hợp với hệ giá trị cốt lõi của Group (thân thiện, cởi mở, chân tình…), nhưng sẽ quản lý bằng thái độ (chứ không phải tâm tính). Những ai có thái độ không phù hợp, vi phạm nội quy thì sẽ bị loại khỏi Group kể cả khi người đó có tâm tính rất tốt. Ai đồng ý/không đồng ý với quan điểm này không?
Tác giả: Nguyễn Hữu Long – Founder Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !