Kaizen tổng thể trong sản xuất

Kaizen tổng thể trong sản xuất

Chuyện là hôm qua tôi nhận được một đề xuất Kaizen (đề xuất cải thiện) từ người em quản lý ở bộ phận sản xuất. Khi cậu em này trình đề án đó lên với tôi cậu ấy rất hồ hởi với idea mà mình có. Cậu ấy nói rằng “Sếp ơi, em có ý tưởng để giảm chi phí khi sản xuất dòng hàng XX. Ở công đoạn đó em có thể giảm được 1 người Sếp ạ”.

Tôi lắng nghe nhân viên của mình trình bày xong. Tôi nói rằng “Em, Kaizen của em rất tốt. Anh muốn xác nhận với em thêm một số vấn đề như sau:

– Em có thể nói cho anh biết để tạo ra thành phẩm hàng XX này thì chúng ta phải đi qua bao nhiêu công đoạn không? Hãy mô phỏng nó ra ở giấy nháp anh xem đi.

– Thế là cậu ấy bắt đầu vẽ và giải thích cho tôi các công đoạn sản xuất dòng hàng XX.

– Tôi nghe xong liền hỏi tiếp “sản lượng đầu ra ở mỗi công đoạn mà em giải thích đang là bao nhiêu?”

– Cậu ấy trả lời là: cái này em chưa nắm Sếp ơi. Mà mình đâu cần quan tâm tới những công đoạn đó làm gì hả Sếp? Em chỉ cần biết mình đã giảm chi phí sản xuất ở công đoạn này là được rồi.

– Lúc này tôi hỏi: thế em dựa vào đâu để em nhận diện được ở công đoạn đó em cần cải thiện để giảm chi phí?

– Cậu NV: dạ, em thấy chỗ vị trí thực hiện ở vị trí Y của công đoạn này mình có thể gia công một chi tiết cơ khí để thay thế cho người đang đứng thực hiện công việc ở đó.

– Ok, bây giờ chúng ta sẽ quay lại câu hỏi về năng suất đạt được ở mỗi công đoạn đang như thế nào? Anh ví dụ với dòng hàng XX này có phải theo em giải thích là nó sẽ đi qua 4 công đoạn sản xuất mới cho ra thành phẩm. Giả sử sản lượng ở các công đoạn sản xuất như sau:

Công đoạn A (5,000 pcs/8h) -> công đoạn B (4,000 pcs/8h) -> công đoạn C (4,500 pcs/8h) -> công đoạn D (4,500 pcs/8h).

Nhìn vào số liệu sản lượng ở trên em có biết chúng ta cần đi cải thiện (kaizen) lại ở những công đoạn nào không?

Cậu ấy trả lời “dạ công đoạn B, C và D”.

Đúng rồi đấy (tôi nói). Hiện tại đề án mà em đề xuất là ở công đoạn A đúng không?

Dạ đúng rồi anh.

Về cơ bản khi em cải thiện ở công đoạn A thì đã giảm được chi phí sản xuất là rất tốt nhưng nó chưa phải là tốt nhất. Bởi vì sản lượng thành phẩm cuối cùng của em trong 8h làm việc không hề thay đổi. Bây giờ em thử kiểm tra lại xem liệu các công đoạn sản xuất đang bị ùn ứ và xem xét xem liệu chúng ta có thể cải thiện một cách tổng thể để vừa giảm chi phí sản xuất vừa tăng sản lượng tổng thể đối với dòng hàng XX này không.

Đến đây tôi hỏi “em đã biết lý do tại sao anh hỏi về sản lượng đầu ra ở các công đoạn sản xuất chưa?”

Cậu ấy trả lời: dạ. Bây giờ em hiểu rồi.

Tốt lắm! vậy hãy thử xem lại nhé. Sau đó hãy tới gặp anh.

KAIZEN trong quá trình sản xuất chúng ta cần quan tâm tới việc Kaizen tổng thể. Bởi nó có thể giải quyết được nhiều vấn đề tồn đọng một cách tổng thể. Đừng quá chăm chút vào một vị trí hay một công đoạn nào đó. Mặc dù kết quả là tốt hơn nhưng kết quả đó chưa phải là tốt nhất. Để đạt kết quả tốt nhất chúng ta cần quan tâm quan tâm tới tổng thể. Kaizen đúng ngay từ ban đầu. Hãy nhân rộng vấn đề trong suốt quá trình sản xuất.


Cuốn sách về Kaizen mà bạn nên đọc đó là “nghệ thuật kaizen tuyệt vời của TOYOTA”.

 

…………………………………………………

Hãy like page SÁCH HAY MỖI NGÀY hoặc kết nối với tôi qua Facebook để nhận được nhiều chia sẽ hơn. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu bạn có vấn đề nào cần cải thiện trong công việc của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !