KPI – XIN ĐỪNG GỌI NHẦM TÊN EM.
KPI không phải là liều thuốc vạn năng!!
Hiểu và quản trị KPI một cách đúng đắn thì phạm vi ứng dụng của KPI rất rộng lớn và hiệu quả.
Và nếu như một ai đó đã từng nghiên cứu và tìm hiểu KPI thì biết rõ KPI sẽ có 07 đặc điểm:
1. Các thước đo phải phi tài chính ( không được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ).
2. Các tiêu chí KPI phải đúng lúc và kịp thời: Các tiêu chí KPI phải được đo lường thường xuyên ( ví dụ hàng ngày, hàng tuần)
3. Tiêu chí KPI phải được sự tập trung của CEO: được quan tâm và giám sát bởi CEO và nhóm quản lý cấp cao.
4. Tiêu chí KPI phải đơn giản: Toàn bộ nhân viên phải hiểu được thước đo và các hành động khắc phục cần được thực hiện.
5. Tiêu chí dựa trên trách nhiệm của NHÓM: Trách nhiệm có thể được ràng buộc với một nhóm hoặc một số nhóm làm việc sát sao cũng nhau ( tức yếu có QUY_TRÌNH)
6. Có tác động quan trọng lên tổ chức: tác động ít nhất đến 01 CSF hàng đầu (Critical Success Factors – Nhân tố thành công Quan trọng) và ít nhất 01 khía canh của thẻ_điểm_cân_bằng (BSC).
7. Tiêu chí KPI có chiều hướng tích cực: Tiêu chí KPI phải được mang tính tích cực và khuyến khích hành động hợp lý, tác động tích cực lên hiệu suất.
(Nguồn: Trích dịch từ Key Performance Indicators – David Parmenter)
Và hiển nhiên đặc điểm đầu tiên của KPI là phi tài chính.
Ấy vậy mà!!??
Hiện giờ rất rất nhiều người hiểu về KPI (Key Performance Indicators) như một công cụ đánh giá hiệu quả làm việc cho nhân viên.
Công ty tốt xíu thì chỉ áp KPI vô yếu tố Thưởng theo định kỳ. Còn không thì rất rất nhiều công ty sẽ áp vô lương hàng tháng của nhân viên để đảm bảo đúng những đổi mới của Pháp luật năm 2018 về lương đóng BHXH.
Và rồi câu hỏi: chia bao nhiêu phần trăm từtổng lương của người lao động để xây KPI xuất hiện rất nhiều và nhiều hơn bao giờ hết.
Không những thế, khái niệm “KPI để trừ lương” dường như được ấn định cũng không kém hơn về số lượng?
Do đó, cứ có Tiêu chí, có con số được đo lường thì hiển nhiên được đặc tên là KPI. Thậm chí, các khái niệm thực chất cũng chưa được phân biệt một cách rõ ràng:
– KRI: Key Result Indicators.
– PI: Performance Indicators
– KPI: Key Performance Indicators
Và có cả những tổ chức lao vào xây dựng “hệ thống KPI”, mà chưa thể nào hiểu được:
– KGI: Key Goal Indicator.
– CSF: Critical Success Factor.
Có thể nói nôm na, KGI là mục tiêu bằng số quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp muốn đạt cho kỳ được vào thời điểm cuối kỳ kinh doanh. Mục tiêu đó là gì? Mục tiêu bằng số đó như thế nào? Đó chính là CFS – những nhân tố thành công dẫn đến thành công cho hoạt động kinh doanh. Để đạt được KGI thì doanh nghiệp phải trải qua nhiều quá trình. Và quá trình nào quan trọng nhất cần phải thực hiện để đạt được kết quả của tố chức thì chúng ta nên chú trọng thực hiện, đo lường và cải tiến. Đây chính là KPI. KPI LÀ THƯỚC ĐO THỂ HIỆN BẰNG CON SỐ CỦA CSF.
Nói chung, KPI chính là giá trị, con số cần được đo lường của quá trình thực hiện quan trọng nhất nhằm đạt được kết quả và mục tiêu thành công của doanh nghiệp tại cuối mỗi chu kỳ.
Vậy thì như vậy chúng ta đang sử dụng đúng ý nghĩa của KPI chưa?
Triển khai như vậy thì hậu quả như thế nào?
Sau khi triển khai KPI xong, Có khi chưa quản trị được việc đo lường hiệu quả mục tiêu then chốt của tổ chức mà có khi áp lực của việc Tuyển dụng của phòng Nhân sự bổng tăng cao đột biến do nhân viên lần lượt ra đi.
Mỗi công cụ quản lý đều có ưu và nhược điểm. Cái quan trọng, Chúng ta linh hoạt để ứng dụng các công cụ để sao cho Hiệu quả và Mục tiêu của doanh nghiệp càng tăng vọt. Đó là sự thành công.
Không nhất thiết “NHÀ NGƯỜI” “KPI” thì “NHÀ MÌNH” cũng “KPI”.
(Phần sau, chúng ta tìm hiểu thế nào là KRI, PI, KPI và chúng xuất hiện như thế nào trong “hệ thống KPI”)
Tác giả: Trương Thị Lệ Hằng – Thành Viên Group PTDNV.