MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ CÓ ĐỘI NHÓM MẠNH

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ CÓ ĐỘI NHÓM MẠNH

I. Nguyên tắc BA ĐIỀU TỐT (Cam kết quan trọng hơn đoàn kết)
Tình huống là trong tổ chức Cty có xảy ra trường hợp đấu đá, tranh giành của các q.lý cấp trung trở lên.
Cách thực hiện:
1. Kêu cả hai nhân vật đó lại. Trao cho mỗi người một mảnh giấy và yêu cầu họ ghi ra ba ưu điểm, điều tốt của đối phương và giải thích về 3 điều đó. (Tuyệt đối không nhắc gì về sự vụ đã dẫn đến va chạm, tranh chấp. Cũng không gặp riêng từng người để nghe quan điểm)
2. Sau khi 2 bên “đương sự” đã tạm quên ân oán cá nhân, hãy nói cho họ biết về hậu quả mà cty hoặc tập thể phải gánh chịu vì sự bất hòa của họ. Yêu cầu họ chấm dứt ngay.
3. Note lại các cam kết trong công việc chung. Dù rằng họ trước mắt sẽ rất đoàn kết.

(Nguyên tắc này tôi học được từ anh Long Nguyen Huu trong một buổi Offline)

Một số quy tắc để có đội nhóm mạnh
Một số quy tắc để có đội nhóm mạnh

II. Nguyên tắc khi la mắng nhân viên, hoặc “la mắng” Sếp trước đám đông.

Tình huống là sếp tổng ghé thăm nhà máy. Khi đi kiểm tra 1 vòng cùng với GĐ sản xuất, nhìn thấy một công nhân đang lãn công, hoặc sắp xếp dụng cụ sx bê bối.. Gặp vị sếp tổng nóng tính, có khi là cậu công nhân đó…. Ăn “no chửi” luôn! Như vậy, theo tháp quản lý là sai nguyên tắc.

Hành động đúng là: Sếp tổng phải la (lớn tiếng) GĐSX và ngay trước mặt công nhân! Đồng thời, nhắc lại sự ủy quyền của BGĐ cty đối với GĐSX…
(Hành động la mắng này ở đây chỉ là nghiệp vụ thôi nhé. Chút ra quán nhậu vẫn là anh em nghen)

Ngược lại, các cấp bậc trong cty, muốn “la mắng” sếp thì phải 1-2-1: Tuyệt đối không nên bụp sếp chỗ đông người hoặc có nhiều người…. Coi chừng sếp bụp lại, đen thui lui 2 con mắt á!😂

III. Quy tắc Năng Lượng.

Khi tâm trạng tốt, triển khai công việc từ trên xuống dưới.
Khi năng lượng, tâm trạng không tốt… Hãy nói chuyện ngược lên trên!

IV. Quy tắc Hamburger trong việc điều chỉnh nhân viên: Muốn điều chỉnh một nhân viên nào đó. Hãy bắt đầu bằng một câu khen ngợi (khen thật tâm nhé) sau đó là góp ý, yêu cầu sửa đổi. Cuối cùng, là nêu rõ kỳ vọng đạt được cuối cùng đối với việc sửa đổi hành vi, thói quen… của nhân viên đó.

P/S: Hồi đó, hễ tôi gọi cậu nhân viên nào của mình qua phòng riêng. Khi tôi bắt đầu “Khen” cậu ấy, là cậu ta sợ xanh mặt!….

Và còn nhiều, nhiều nữa những quy tắc ứng xử rất hay trong cv, mọi người cùng comment chia sẻ với nhau hen!

Tác giả bài viết là anh Tri San (thành viên quản trị Group PTDNV).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !