Một với một là ba

Lướt qua tên của quyển sách lần đầu tiên, tôi liền đặt dấu chấm hỏi trong đầu lí nào 1+1 lại bằng 3, ngay cả trẻ em lớp 1 hoặc thậm chí là thằng nhóc nhà hàng xóm mới lên ba cũng có thể trả lời được, một dấu chấm hỏi to tướng xuất hiện trong đầu tôi, vì  muốn ngay lập tức trả lời câu hỏi đó tôi liền vớ lấy quyển sách và ngấu nghiến những dòng giới thiệu sách kèm mục lục, cảm giác tò mò về những câu chuyện mà tác giả lồng ghép vào trong cuốn sách, nó thôi thúc tôi phải mua về đọc ngay.

Bằng cách nhìn khách quan tôi cho rằng vị tác giả là một kiến trúc sư thiết kế suy nghĩ theo xu hướng áp dụng và sáng tạo. Nó giúp cho những ai đang đi trên con đường khởi nghiệp có một cái nhìn mới mẻ, tự tin và đầy tính sáng tạo hơn

Để minh chứng cho điều này tôi xin được phép nêu lên 1 mẫu chuyện ngắn mà tôi tâm đắc trong cuốn sách để mọi người hỉu rõ.

“NIỀM TIN CỦA GÃ ĂN MÀY”

Tôi từng thấy hình ảnh một gã ăn mày đại tài người Mỹ. Gã ngồi bên vệ đường với 9 cái tô trước mặt, trên mỗi tô có dán nhãn như sau :

Đạo hồi, Vô thần, Do thái, Hindu, Phật giáo, Bất khả tri, Thiên chúa.

Ngay cạnh mấy cái tô, có một mẫu giấy viết tay để :

“Tôn giáo nào thực sự quan tâm đến kẻ không nhà đây”

Gã ăn mày này đúng là quá hiểu quảng cáo cũng như kinh tế học hành vi.

Thay vì nói điều gã muốn, gã nói điều mà người ta muốn nghe

Quảng cáo là vậy đấy.

Hãy bắt đầu bản brief như sau:

Gã muốn gì và từ ai?

Gã muốn lòng thương hại

Rồi, cái gì tạo nên sự thương hại.?

Lòng trắc ẩn tạo nên thương hại.

Rồi, ai có lòng trắc ẩn ?

Mấy người có tôn giáo chắc chắn là có lòng trắc ẩn

Rồi gã tạo ra sự ganh đua về lòng trắc ẩn

Ai cũng muốn tôn giáo mình có lòng trắc ẩn nhiều hơn mấy tôn giáo còn lại

Thế thì hãy chứng minh bằng cách bầu đi, mà bầu bằng tiền ấy

Sau một ngày mọi người sẽ thấy ai thắng, ai thua, ai là người có lòng trắc ẩn nhiều nhất, ai ít nhất.

Và bạn có thể tác động lên kết quả, rất đơn giản bằng cách cho them tiền thôi.

Cuối ngày, tiền thì vào tay kẻ ăn mày

Sau đó ngày mai hắn lại bầu tiếp

Những cái tô nhiều tiền nhất: Bất khả tri, Phật giáo và Vô thần.

Mỗi tô có hang tá bạc cắt, thậm chí có vài tờ tiền giấy nữa.

Ở Mỹ, 3 đạo trên không phải là đạo gốc, đạo dòng của mỗi người

Những người theo đạo đó là vị lựa chọn của bản than

Nên họ tin vào tôn giáo đó và lựa chọn của chính mình hơn

Nên họ quan tâm tới việc người ta nghĩ thế nào về tôn giáo của mình

Những tô có tiền ít hơn là: Đạo Hồi, Thiên Chúa, Hindu và Do thái

Mấy đạo này truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Đẻ ra người ta đã theo đạo rồi nên chả quan tâm đên người khác nghĩ gì

Những người chọn đạo để theo, cảm thấy cần thiết để ganh đua trong đợt bầu chọn này hơn

Người ít chủ động chọn tín ngưỡng thường ít cạnh tranh hơn

Bằng cách phân loại điều mình muốn và muốn từ ai, gã ăn mài đó đã phá đảo brief ngọt xớt.

Đâu cần chi phải xoắn.

Trả lời đi:
Tôi muốn gì

Muốn từ đâu

Sao người ta phải cho tôi (Người ta được lợi gì)

Nhớ mà trả lời rành mạch mấy điều trên,

Mẫu chuyện ngắn trên có gợi lên được điều gì từ suy nghĩ bên trong bạn không, nếu có hãy comment Suy nghĩ của bạn từ mẫu chuyện trên nhé, biết đâu những gì bạn rút ra được lại chính là thứ mà những người xung quanh đang rất cần.

Hãy phản hồi và chia sẽ để page ngày càng phát triển bạn nhé !!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !