(Phiên bản dành cho ai đang làm Sales, Marketing & Customer Service. CEO, HR hay Training Manager có thể sử dụng để đào tạo nội bộ)
Một đêm nọ, khi Caesar đang họp mặt với các tướng lĩnh của mình tại cung điện của Ai Cập để bàn về chiến lược thì một người lính bước vào bẩm báo rằng có một nhà buôn người Hy Lạp đang đứng chờ ở cửa, tay ôm một món quà lớn quý giá muốn dâng lên cho ngài. Trong tâm trạng phần nào vui vẻ, Caesar đã cho phép nhà buôn đó vào. Gã nhà buôn bước vào, trên vai vác một tấm thảm lớn được cuộn lại. Anh ta gỡ dây thừng xung quanh cuộn thảm và bằng đôi tay thoăn thoắt của mình, anh ta mở cuộn thảm ra, để lộ nàng Cleopatra trẻ đẹp được giấu bên trong. Trong trang phục nửa kín nửa hở, nàng từ từ đứng dậy trước ánh mắt ngỡ ngàng của Caesar và toàn thể các vị quan khách, tựa như thần Vệ Nữ hiện lên từ giữa những đợt sóng trào.
Mọi người sững sờ trước cảnh một nữ hoàng trẻ đẹp (vào lúc ấy Cleopatra chỉ mới 21 tuổi) bất ngờ xuất hiện trước mặt họ như thể bước ra trong một giấc mơ. Họ càng kinh ngạc hơn trước sự táo bạo và tài đóng kịch của nàng – giữa đêm khuya nhờ người lén đưa vào cảng mà chỉ có một người đàn ông đi theo bảo vệ, nàng đã đánh cược mọi thứ bằng một nước cờ táo bạo. Cleopatra làm tất cả điều này chỉ để quyến rũ Caesar. Nàng có một giọng nói làm mê đắm bất kỳ ai nghe thấy. Sự quyến rũ toát lên từ con người và giọng nói của nàng có thể làm động lòng của cả những kẻ khinh ghét đàn bà lạnh lùng và kiên định nhất. Caesar đã bị mê hoặc ngay từ khi ông nhìn thấy nàng và khi nàng cất giọng nói, ông đã hoàn toàn gục ngã. Vào đêm ấy, Cleopatra trở thành người tình của Caesar.
Trước đó, Caesar cũng đã có vô số tình nhân giúp ông thư giãn sau những cuộc chinh chiến đầy khốc liệt. Nhưng ông luôn nhanh chóng chán họ và trở lại với với những gì thật sự khiến ông hào hứng – mưu đồ chính trị, những thử thách của cuộc chiến, chiến trường La Mã. Nhưng dưới sự quyến rũ của Cleopatra, Caesar dần dần quên hết tất cả những người đàn bà còn lại và bị tháo túng một cách tuyệt đối.
Vào năm 44 trước công nguyên, sau khi Caesar bị ám sát, Mark Antony lên ngôi. Ông là một chiến binh dũng cảm, đam mê khoái lạc và thích ngắm cảnh; và ông thường hay tưởng tượng rằng mình chính là hiện thân của thần Dionysus của La Mã. Vài năm sau, nhân lúc Antony đang ở tại Syria, Cleopatra đã mời ông ta đến gặp nàng tại thành Tarsus của Ai Cập. Cũng giống như bao nạn nhân khác của Cleopatra, Antony cảm thấy choáng váng. Ông không thể cưỡng lại được niềm khoái cảm kỳ lạ mà Cleopatra mang đến. Ông đã ở lại Ai Cập, rồi cũng giống như Caesar, ông dần dần gục đổ dưới chân nàng.
Để đưa ngài trở về thành Rome, Octavious – một thành viên khác của chế độ tam hùng La Mã – đã dâng cho ông một người vợ: Đó là Octavia – em gái của chính Octavious và là một trong những người đàn bà đẹp nhất thành Rome. Nổi tiếng về đức hạnh và tấm lòng cao cả, chắc chắn nàng có thể giữ Antony tránh xa khỏi “con điếm Ai Cập”. Nhưng mưu kế này cũng chỉ hiệu nghiệm trong một thời gian ngắn ngủi vì Antony không tài nào quên được hình bóng của Cleopatra. Và 3 năm sau, ông đã quay về với nàng. Chuyện gì đến sẽ phải đến: Ông đã thật sự trở thành nô lệ của Cleopatra, chấp nhận quyền năng vô hạn của nàng, ăn mặc và sống theo phong tục của người Ai Cập và dần dần từ bỏ nếp sống của thành Rome.
THEO NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT, CLEOPATRA KHÔNG CÓ VẺ NGOÀI ĐẸP NHƯ LỜI THÊU DỆT. VẬY THÌ LÀM CÁCH NÀO MÀ TẤT CẢ ĐÀN ÔNG THỜI ĐÓ BỊ MÊ HOẶC VÀ PHỦ PHỤC DƯỚI CHÂN NÀNG ?
CHIA SẺ TỪ CÔ GIÁO :
1. Luôn nói điều người đàn ông của mình muốn nghe.
– Caesar thích chính trị, quân sự, chiến lược và Cleopatra đáp ứng điều đó. Đây chính là chủ đề chung giữa hai người khi ở gần nhau. Nàng chỉ dành một phần nhỏ thời gian để nói những câu chuyện khác với Caesar, vừa đủ để có sự phân biệt giữa người tình và cộng sự. Điều này đã giúp Cleopatra tạo ra dấu ấn riêng, tách nàng ra khỏi đám đông những người người đán bà chỉ biết nói chuyện son phấn, làm đẹp, nội trợ và làm nũng với chồng (Phụ nữ thời đó không được đánh giá cao như bây giờ, bị áp đặt trong khuôn khổ, hạn chế được học hành và tuyệt đối không được xen vô chuyện của đàn ông). Với Mark Antony thì khác. Nàng lại dẫn dắt người đàn ông này chìm đắm trong khoái lạc đúng như sở thích của ông thay vì nói chuyện quân sự và chính trị như đã từng làm với Caesar.
– Cái vụ dụ dỗ Mark Antony ăn chơi thì dễ, nhưng còn với Caesar thì làm sao Cleopatra đủ kiến thức nói chuyện ? Anh hơi thắc mắc chỗ này vì Cleopatra có bao giờ phải ra chiến trận đâu em ?
– Anh thắc mắc là đúng ! Nhiều phụ nữ chỉ nghe cái đoạn trên rồi bắt chước chém gió với bạn trai của mình để thể hiện ta đây cũng thích và hiểu biết về những chủ đề anh ta thích. Kết quả càng làm càng chả ra sao vì biết không đủ sâu. Hoặc là nói được vài bữa là hết chuyện, hoặc là lòi ra cái mình không biết nhưng làm màu. Tự mình làm mình kém hấp dẫn hơn.
– Vậy Cleopatra đã làm cách nào ?
– Nàng ta đặt câu hỏi về chủ đề người đàn ông của mình thích, sau đó chỉ ngồi nghe anh ta thao thao bất tuyệt. Tất nhiên để đặt câu hỏi thông minh thì Cleopatra cũng phải tìm tòi nghiên cứu rất nhiều. Chỉ là thay vì đàm đạo theo cách phô trương kiến thức thì nàng lại đặt câu hỏi là chính, thỉnh thoảng đưa ra một vài ý kiến nhưng theo cái cách Caesar muốn nghe. Một số cố gái tưởng rằng “Nói điều đàn ông muốn nghe” nghĩa là chỉ có nói, trong khi đó đặt câu hỏi thông minh và lắng nghe mới là bí quyết chính của nguyên tắc này.
– À, điểm cần lưu ý chỗ này là đặt câu hỏi “thông minh” sẽ tạo ra sự hấp dẫn, còn đặt câu hỏi “ngây thơ” thì phản tác dụng anh nhé. Nhiều cô rất đẹp và biết cái bí quyết này nhưng không ứng dụng được và vẫn kém thu hút là vì vậy đó. Thay vì search Google tìm hiểu trước những cái cơ bản rồi đặt câu hỏi thì nhảy vô hỏi liền những câu rất ngây ngô, vậy thì còn hấp dẫn chỗ nào nữa. Ví dụ như trường hợp của anh đi, anh thích nói chuyện về kinh doanh, về Leadership mà tự nhiên người ta hỏi “Leadership là cái gì vại ?” thì anh có thấy tuột cảm xúc không ? Nhưng nếu cô gái nào đó lại nói “Em cũng thích Leadership, không biết triết lý Lãnh Đạo của anh là gì ? Anh chia sẻ cho em học hỏi với”, anh sẽ thấy thế nào ?
– A ha, anh hiểu rồi. Hèn gì thấy thấy mấy ông say em như điếu đổ và luôn mồm nói em giao tiếp thú vị. Trong khi đó 90% thời gian của em là nghe và đặt câu hỏi theo cách đó.
– Ha ha, không dám. Em chỉ bắt chước Cleopatra thôi.
Trong những cuộc gặp gỡ bán hàng, những buổi Networking đa phần Sellers mắc bệnh nói quá nhiều để chứng tỏ bản thân mình, hoặc xộc mùi Sales nồng nặc làm khách hàng sợ và dị ứng. Họ nghĩ rằng nếu không nói về mình, không nói về công ty, không nói về sản phẩm, không thả thêm vài quả bom thì khách hàng chẳng bao giờ nói về mình. Cách này hoàn toàn phản tác dụng, nhiều người ghét Sellers là vậy.
Hãy làm theo cách của Cleopatra, tìm hiểu thật kỹ mối quan tâm của khách hàng tiềm năng, bắt chuyện và nói điều họ muốn nghe để xây dựng mối quan hệ trước đã. Tốt nhất là đặt câu hỏi khơi gợi họ nói về bản thân. Làm được điều này, bạn đã bước một chân vô cuộc đời của họ trước khi nói đến chuyện chào bán một sản phẩm nào rồi.
Đọc thêm một chút về son phấn, thời trang, ngôn tình, …. nếu khách hàng của bạn là nữ. Tìm hiểu đá bóng, boxing,…nếu khách hàng của bạn là nam để có sẵn câu chuyện mào đầu. Còn nói tới đâu tịt ngòi tới đó thì khỏi quan hệ hay mua bán. Và thường thì cánh đàn ông dở ẹt trong chuyện này.
2. Không bao giờ kiểm soát và thao túng người đàn ông của mình.
– Giống đực các anh phần lớn là thích kiểm soát, trừ mấy ông hơi nhu nhược một chút hay sợ vợ mới không làm thôi. Quan điểm của các anh là “Không cột lại lỡ thằng khác bợ mất sao”. Đúng không ? Khai thật đi.
– Ờ, cái này đúng mà. Thấy mấy bà, mấy cô cũng vậy chớ khác gì đâu.
– Cho em ví dụ đi, đừng quy chụp.
– Kiểu như “Anh đang ở đâu ?, Khi nào anh về ?, Sao cả ngày không thấy nhắn tin hay gọi điện ? Seen mà không rep nhé, đi với con nào ?, Anh suốt ngày công việc, cả tuần gặp nhau có 2 lần, nhìn cặp khác mà tủi”. Còn tới mùa World Cup thì “Anh thích coi đá banh hơn em đúng không ?”. Nghe ức chế vãi.
– Đồng ý, những trường hợp này rất nhiều. Bà hay ông đều mắc phải hết. Thường thì họ biện minh cho thói quen kiểm soát và thao túng người khác bằng các lý do như “Do quan tâm mới hỏi, Không yêu thì hỏi làm gì”. Trong khi lý do thật sự là không tự tin vào bản thân hoặc thói quen chiếm hữu, luôn muốn người khác làm đúng ý của mình”. Anh để ý coi, những cặp hay kiểm soát nhau theo cách đó thường sống không hạnh phúc, luôn cãi vã hoặc kết thúc không có hậu. Cái câu “Ức chế vãi” anh nói lúc nãy là bằng chứng đó, chả ai muốn ở với người làm mình bị stress liên tục, luôn kiểm soát mình như tù nhân.
– Ủa, vậy Cleopatra đã làm cách nào ?
– Thay vì kiểm soát Caesar và Mark Antony, Cleopatra luôn thể hiện sự tự tin tuyệt đối với tính hấp dẫn của mình. Kiểu như “Ông muốn làm gì thì làm, ngoài ông ra thì bà đây còn hàng tá thú tiêu khiển khác; nhưng bà đây đảm bảo hấp dẫn hơn tất cả các thú vui của ông”. Nghĩa là thay vì trở thành người đu bám, làm cho người khác nghẹt thở, nàng tự biến mình thành cục nam châm để đàn ông bị hút vào.
– Nghe dễ vãi nhưng làm thì khó. Anh thấy chả khả thi chút nào. Anh đã từng gặp cái đứa làm theo cái nguyên tắc này rồi nhưng nhìn kệch cỡm lắm. Lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây, hơi bất cần, có bồ rồi nhưng lên mạng thả thính kiểu “Hôm nay sao cô đơn quá”, “Có ai muốn ăn kem cùng em không ?” để thằng bồ ghen chơi và sợ mất. Cleopatra mà làm kiểu đó chắc lên đường sớm.
– Anh hiểu sai ý em rồi. Cái ví dụ anh vừa nói chỉ dành cho mấy đứa rẻ tiền, không có đầu óc, sao so sánh được với cách làm của Cleopatra.
– Có vẻ phức tạp rồi đây. Rốt cuộc khác nhau chỗ nào ?
– Tụi rẻ tiền biến bản thân trở thành đứa lẳng lơ, dễ dãi, và nghĩ rằng khi có nhiều ông lên fb comment tung hô “Em đẹp quá”, “Em thật sexy” thì mình trở thành cao giá. Cách làm này chỉ đúng với nhóm đàn ông nhu nhược, không dám phản kháng; hoặc đàn ông chơi vài bữa rồi bỏ nên họ mặc kệ. Tụi này dùng các yếu tố bên ngoài để đánh bóng bản thân thôi, không có tác dụng bền vững. Còn Cleopatra thì biến mình thành cục nam châm nhờ hấp dẫn thật sự, hấp dẫn từ nội lực của mình, nàng khiến đàn ông không thể khước từ. Nàng hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của mình ở đâu rồi đẩy mạnh hết mức, đó là cách “Lạt mềm buột chặt”. Nhìn có vẻ không kiểm soát nhưng thật ra lại đang kiểm soát các ông rất tinh tế.
– Vẫn khó hiểu quá. Em ví dụ thử.
– Được thôi. Ví dụ anh nhé. Khi có chuyện buồn và muốn tâm sự, anh sẽ nghĩ đến cô nào ?
– À, cô X.
– Vì sao ?
– Cô này lúc nào cũng nghe và đồng cảm với anh. Không bao giờ phán xét, nói anh thế này thế kia. Cho đến khi anh hỏi bản thân nên làm gì thì cô ấy mới nhẹ nhàng góp ý. Mà quan trọng nhất vẫn là cảm giác an toàn và bình yên.
– Anh thấy không, cô X đâu bao giờ kêu anh phải tới với cô ấy, anh tự tới đó thôi. Cleopatra cũng làm theo cách như vậy. Nàng biết người đàn ông của mình cần gì rồi trở thành người đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó mà không có bất kỳ người đàn bà nào thay thế được. Vậy thôi. Theo thuật ngữ kinh doanh thì cái này gọi là “Lợi thế cạnh tranh”.
– Vậy thì như mấy đứa mà em nói rẻ tiền ở trên, ngực bự mông to vẫn là lợi thế cạnh tranh đó thôi.
– Lợi thế cạnh tranh chỉ đúng nếu đối phương rất thích điều đó và chỉ có mỗi bản thân mình có thôi. Vấn đề là ngực bự mông to nhan nhản và điều đó chỉ kích thích đàn ông trong ngắn hạn. Chán rồi, họ sẽ đi tìm đứa khác xinh hơn. Mình thế nào thì chỉ hút loại đó thôi, không bền vững. Đẹp là lợi thế rất lớn, không phải ai cũng có nhưng phải có đầu óc, chứ chỉ rao bán xôi thịt thì…
– Anh đã hiểu ra vấn đề rồi.
– Vậy anh trả lời em, lợi thế cạnh tranh của anh là gì ?
– Đẹp trai.
– Không đâu, là HOANG TƯỞNG. Nhưng nhờ cái tư duy điếc không sợ súng thì anh mới đi làm Sales được. Anh truyền lửa và làm khách hàng cũng trở nên hoang tưởng về sản phẩm và dịch vụ giống như anh luôn. Cũng may là anh toàn chọn sản phẩm và dịch vụ tốt. Không thì no đòn nhé.
– Hừm, vậy lợi thế cạnh tranh của em là gì ?
– Em nghĩ là em sẽ không chỉ cho anh cách cua gái nữa cho ế suốt đời luôn.
– Á đừng. Em nỡ lòng nào không gặp anh nữa.
– Ha ha, anh đã hiểu lợi thế cạnh tranh của em là gì rồi đó. Dặn lại lần cuối “Biến mình thành cục nam châm và lạt mềm buột chặt” là cách kiểm soát tốt nhất. Kiểm soát mà không kiểm soát.
– Hóa ra bí quyết chỉ có vậy. Cũng không khó lắm hen.
– Chưa đâu, còn 2 nguyên tắc rất quan trọng nữa. Uống xong chai bia em sẽ nói tiếp.
Khi sản phẩm của các công ty na ná nhau, giá cả không có gì chênh lệch thì khách hàng sẽ ra quyết định chủ yếu vì Sellers. Vấn đề đặt ra ở đây là trong mắt khách hàng thì hầu hết Sellers là giống nhau, ai cũng như ai, vậy bạn sẽ làm thế nào để cạnh tranh với người khác. Bạn đã có lợi thế cạnh tranh rõ ràng chưa ? Hãy suy nghĩ về điều đó.
Lợi thế cạnh tranh chẳng phải là đao to búa lớn gì, miễn là chỉ có bạn có và người khác không thể hoặc khó bắt chước. Nhưng nhớ lời Cleopatra nói, chỉ có ngực bự, mông to thì sẽ không bền đâu nhé.
Bên cạnh đó đừng có xiết khách hàng quá mà làm họ hoảng sợ. Rất nhiều bạn Sellers bị cái tật cứ gọi điện lại cho khách sau khi chào hàng là chỉ chăm chăm hỏi về chuyện “Đã suy nghĩ kỹ chưa ? Khi nào ra quyết định mua hàng ? Đặt cọc đi chứ mất khuyến mãi”,… Sợ vãi cả ra quần, thấy phiền hà, sau đó là cáu gắt chính là cảm xúc của khách hàng. Bạn có đang mắc phải tật này không ? Nếu có thì bớt bớt lại, đó không phải là cách chốt Sales khôn ngoan. Hãy lạt mềm buộc chặt.
3. Luôn làm cho người đàn ông cảm thấy họ vĩ đại và lớn lao, bất kể trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
– Cả Caesar và Mark Antony đều là chiến tướng, nhưng không có nghĩa lúc nào họ cũng bất bại. Họ vẫn có những trận rất tả tơi. Tuy nhiên khi về với Cleopatra, họ lại được tiếp thêm nguồn sinh lực mới. Khi họ chiến thắng, nàng hết lời tung hô, khi họ bại trận nàng không hề tỏ ra mất lòng tin, thiếu tôn trọng, ngược lại nàng tạo cho người đàn ông của mình cảm giác “Thất bại chỉ là tạm thời, cú vấp ngã này nằm trong sự toan tính của người đàn ông để có được chiến thắng cuối cùng”. Trong khi sự thật không phải là vậy.
– Nghĩa là Cleopatra vẫn tung hô Caesar và Mark Anthony khi họ thất bại sao ?
– Chính xác. Tính tự tôn của đàn ông rất cao và họ không bao giờ muốn bản thân trở thành kẻ thất bại trong mắt người đàn bà của mình. Khi bị vấp ngã, họ muốn rúc vô một chỗ nào đó để tự gậm nhấm, tự tìm giải pháp để xử lý chứ không bao giờ muốn nói ra vì sợ mất mặt mũi. Cleopatra hoàn toàn hiểu được điều đó nên thay vì làm theo cách rất nhiều phụ nữ hay làm là “Tra hỏi nguyên nhân, trách móc, giảng cho một bài” hoặc động viên sai cách; nàng chỉ nói đúng một câu “Thiếp hiểu rằng chàng đang cố ý tạo ra thất bại này để dụ bọn chúng khinh địch, chàng thật thông minh”. Chỉ một câu thôi, cả 2 ông auto lấy lại niềm tin và sự kiêu hãnh của mình. Và rồi để chứng minh cho Cleopatra thấy những gì nàng nói là chính xác, các ông nỗ lực hơn để giành chiến thắng ngay sau đó.
– Thông minh vãi. Ôi, ước gì giờ vẫn còn người phụ nữ như vậy. Trước giờ anh chỉ toàn thấy các ông bị trách móc khi sa cơ thất thế. Nào là “Thấy chưa, em đã nói rồi mà không nghe”, nào là “Anh coi anh hàng xóm kia, ảnh thật giỏi, chả bù cho anh”, nào là “Lần sau anh nhớ bla, bla…trước khi làm nhé”. Đang quê mà còn bị như vậy sao mấy ông không nổi điên. Ngay cả lúc bình thường, anh cũng ghét bị đàn bà dạy dỗ theo cách đó vì cảm thất bị yếu đuối.
– Ha ha, anh đang nói anh đó hả.
– Ờ, bức xúc chứ. Từng bị vậy rồi. Thiệt đúng là sau khi nghe xong, chỉ muốn nạt lại hoăc chiến tranh lạnh luôn. Chả còn muốn cố gắng gì nữa hoặc lần sau có làm cũng không cho biết. Lỡ có vấp té cũng chả sao.
– Đây cũng là lý do nhiều cặp bị mâu thuẫn đó. Các bà vợ hay bạn gái hay than thở hoặc trách móc rằng các ông chả bao giờ chia sẻ ổng đang làm cái gì, rồi cho rằng người đàn ông không tôn trọng mình hoặc không tin tưởng mình. Thế là cãi nhau. Trong khi chính các bà là người gián tiếp ép các ông không thèm nói.
– Đồng ý. Nhưng còn cái vụ “Động viên sai cách” là thế nào ?
– Là các bà vuốt ve cái Tôi không đúng cách. Thay vì làm theo cách của Clepatra, các bà lại nuông chiều cái Tôi của người đàn ông quá đáng, làm cho họ ích kỷ hơn hoặc ỷ lại mà không cố gắng nữa. Vậy cũng chết. Câu thường trực là “Có em đây, không sao đâu”. Cleopatra thì khác, vừa tôn vinh nhưng vừa làm cho các ông phải chứng minh những gì nàng tôn vinh là đúng.
– Cô giáo của anh thật là giỏi.
– Anh vừa làm sai cách đó có biết không đồ nịnh bợ. Nhưng nghe cũng thích. Khen tiếp đi.
Trong bán hàng thì sao ? Rất nhiều bạn Sellers tỏ ra khó chịu, bực bội ra mặt với khách hàng khi họ hỏi quá nhiều, hoặc có tư duy ngược lại với mình. Điều này dễ thấy nhất ở bước xử lý từ chối. Nhiều bạn rang nuốt cục tức vô trong bụng, cố gắng mỉm cười để cho thấy bản thân đang rất kiên nhẫn, nhưng tiếc là khách hàng biết hết. Thế là xong phim.
Hãy nhớ rằng ai cũng có lòng tự tôn của họ, ngay cả những người nhu nhược nhất. Nếu chỉ vì thích chứng minh mình đúng, thích thể hiện hơn là đạt được kết quả thì nghề Sales không phù hợp với bạn, hãy chuyển sang món “Chửi mướn & Đòi nợ thuê” để phát huy hết phẩm chất của mình. Hãy khen ngợi khách hàng, nhìn nhận quan điểm của họ thật lòng trước khi nói tới câu chuyện giải quyết phản đối. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là khen quá lố, khen láo để lấy hợp đồng. Bơm đểu khách hàng sẽ càng làm bạn trở nên giả tạo. Ngay cả khi bạn là người rất khéo thì cũng chỉ thảo mai được 1 – 2 lần thôi. Khách hàng không ngu ngốc đâu, đừng chơi với lửa.
4. Trở nên thân thuộc nhưng luôn tạo ra vẻ huyền bí.
– Một trong những sai lầm của những người kém hấp dẫn là cái gì cũng phơi ra. Anh đồng ý không ?
– Đợi anh lau nước miếng cái đã. Ờ, cái này đúng. Nửa kín nửa hở vẫn hấp dẫn hơn.
– Không phải chỉ trong cách ăn mặc hay bề ngoài đâu, cả cách giao tiếp cũng vậy.
– Nghĩa là sao ?
– Anh cứ để ý đi, có nhiều cặp quen nhau đã lâu và thân thiết nên tự nhiên quá trớn. Kiểu như đang ngồi với nhau có thể làm cái “Bủm” rồi cười khà khà, muốn đi vệ sinh thì nói “em mắc … quá, để đi xong rồi đi chơi”, mở miệng ra lúc nào cũng “đ*o, đ*” ra vẻ cá tính, đi tắm thì không thèm đóng cửa vì nghĩ đằng nào cũng thấy hết rồi,…Còn gì mà hấp dẫn và muốn khám phá tiếp hả trời. Trong khi đó đàn ông các anh là cái giống ham của lạ và thích khám phá. Thế là sau một thời gian đường ai nấy đi, hoặc các ông kiếm thêm Phở ở ngoài.
– Hồi giờ anh chỉ nghe là các cô hãy làm mới mình hàng ngày, phải luôn đẹp. Anh chỉ nghĩ là chỉn chu ở ngoài thôi, giờ mới biết cái vụ giao tiếp nữa.
– Đúng vậy đó anh. Cleopatra là bậc thầy trong chuyện tạo ra sự bí ẩn. Nàng luôn cho Caesar và Mark Anthony cảm giác khám phá hoài không hết. Còn nhiều cô sau khi “khám và phá” chỉ một lần là chả còn muốn thử lần hai.
– Nhưng nếu cứ tỏ vẻ bí ẩn sẽ tạo ra xa cách ?
– Vậy mới nói là Cleopatra rất thông minh. Vừa biết cách làm mới bản thân hàng ngày, vừa biết cách tạo ra cảm giác thân thuộc. Nàng biết rằng nếu thiếu tương tác, chẳng mấy chốc đàn ông sẽ lãng quên nàng.
– Ví dụ thử em.
– Anh hình dung thế này nhé. Anh đang theo đuổi một cô gái. Thời gian đầu hai người nói chuyện rất vui, nhưng bỗng dưng sau đó anh thấy người ta nói chuyện cho xong và không còn nhiệt tình nữa, nhắn đại vài câu là thôi. Rồi đợi khi anh chủ động nhắn tin thì mới nhắn lại, hầu như ít khi chủ động tương tác. Cảm giác của anh thế nào ?
– Một, hai lần thì được. Còn không thì anh cũng cụt hứng và muốn thôi. Nhưng anh nghĩ là do người ta không muốn nói chuyện với anh nữa chứ ?
– Có hai trường hợp. Trường hợp đầu giống anh nói, nhưng còn trường hợp nữa là bị lậm sách vở, muốn bản thân bí ẩn hơn nên làm sai bét. Anh cứ lên Google search từ khóa cua trai, cua gái sẽ thấy có một bài chung “Hãy nhắn tin dồn dập lúc đầu, sau đó bất chợt ngưng để kích thích người khác tò mò, từ người đi săn, bạn sẽ trở thành kẻ được săn”. Các cô đọc xong cái này nên làm theo một cách máy móc mà không hiểu bản chất của vấn đề, rốt cuộc bị phản tác dụng. Cleopatra không làm như vậy. Nàng biết lúc nào nên im lặng, lúc nào nên chủ động tấn công và không bao giờ để Caesar hay Mark Antony có cảm giác bị bỏ rơi như thế. Cleopatra làm tốt vì rất hiểu thói quen và tâm lý người đàn ông của mình.
– Rồi sao nữa ?
– Rồi các ông bị thao túng chứ sao. Tự các ông xác lập cho minh thói quen cứ rảnh là đi tìm nàng. Tạo cảm giác thân thuộc là như thế.
– Anh hình dung rồi. Giống như việc anh có thói quen kiếm em nói chuyện, nhưng không bao giờ có cảm giác khám phá hết, luôn tò mò chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
– Ủa, vậy luôn hả.
– Ờ, là vậy đó.
– Em nói xong hết rồi, giờ tới phiên em hỏi. Nãy giờ nói chuyện, không nhìn thẳng mà cứ nhìn đi đâu thế ?
– Thì nhìn chỗ kín chỗ hở như nguyên tắc số 4 .
– Đồ quỷ. Trả tiền bia đi rồi về.
Lúc nào cũng chường mặt hoặc lởn vởn xung quanh khách hàng như cả thế giới này bạn chỉ có họ không bao giờ là cách hay. Ỷ thân thiết quá rồi nói tầm bậy tầm bạ với khách hàng cũng không phải là điều tốt. Dù trong các chương trình huấn luyện Sales hay Customer Service đều nói hãy làm bạn khách hàng, nhưng đoạn sau thì không ai nói. Cũng giống câu “Tiền nhiều để làm gì ?” có rất nhiều người lải nhải nhưng “Làm gì để nhiều tiền ?” thì không mấy ai nói cho rõ vậy.
Không phải lúc nào khách hàng cần gặp, cần “tâm sự” bạn cũng xuất hiện. Có rất nhiều khách hàng cảm tính, thích tâm sự to nhỏ với bạn vì 3 bí quyết trên bạn làm quá tốt. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn dành quá nhiều thời gian tâm sự ? Bạn sẽ trở nên tầm thường dần hoặc không còn đủ thời gian cho công việc. Hãy giúp khách hàng lúc họ thực sự cần, chứ không phải mọi nơi mọi lúc. Thỉnh thoảng biến mất và để họ có sự trải nghiệm dịch vụ của những người khác là một trong những cách có thể tham khảo nếu bạn thật sự tự tin với dịch vụ mình đang cung cấp cho khách hàng.
Trước khi lên xe về, Mentor dặn: “Anh đừng có mà áp dụng 4 chiêu vừa rồi với em vì em biết hết rồi. Vả lại trong suốt cuộc đời vẫn còn có 1 người đàn ông mà Cleopatra không tài nào quyến rũ được, nàng như bị mất phép trước người đàn ông này. Em biết ông này đã làm thế nào, bữa nào rảnh kể cho nghe”
***Nếu chúng ta không thành thật và thật sự nghĩ cho khách hàng thì mọi bí quyết đều chỉ là chiêu trò và không có tác dụng.