TÔI, CHÚNG TÔI, CHÚNG TA TRONG QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO. CHỮ “TÔI” ĐÔI KHI LẠI RẤT QUAN TRỌNG!
(Share tự do!)
Trong quản lý và lãnh đạo, “CHÚNG TA” là hai từ đẹp đẽ thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí và cùng chia sẻ thành quả. “CHÚNG TÔI” cũng là một cụm từ dễ thương, thể hiện sự gắn bó, chung sức, tạo công trạng tập thể không phải chỉ một mình. Còn “TÔI” thì nghe có vẻ ích kỷ, cá nhân, nên hạn chế dùng vì dễ gây phản cảm.
Tuy nhiên, chữ “TÔI” lại rất cần thiết, nếu không muốn nói là bắt buộc, trong nhiều trường hợp.
Khi bạn đưa ra một quan điểm, lập luận, hay thể hiện một lập trường, bạn phải dùng “TÔI”, vì đó là quan điểm, lập trường của riêng bạn, không phải của tập thể.
Khi bạn ra quyết định sai, hậu quả nặng nề, bạn phải dùng “tôi” để nhận lãnh trách nhiệm, không phải “chúng tôi” để đẩy trách nhiệm cho tập thể, hay “chúng ta” để chia đều trách nhiệm.
Khi bạn truyền đạt một chỉ thị, mệnh lệnh cho cấp dưới, bạn phải dùng “tôi” để khẳng định đó là mệnh lệnh từ bạn, ý chí của bạn, và bạn phải thể hiện rõ: “Tôi chịu trách nhiệm với mệnh lệnh này”, chứ không phải “chúng tôi” hay “chúng ta”!
Người lãnh đạo chân chính phải dám nói “TÔI” trong những tình huống khốc liệt, những tình huống cần ra những quyết định sống còn… Đặc biệt, phải dám nói “Tôi từ chức” thay vì “chúng tôi” hay “chúng ta”.
“Trách nhiệm tập thể”, “trách nhiệm của chúng ta” thường là loại trách nhiệm mang tính … VÔ TRÁCH NHIỆM. Người lãnh đạo chân chính nên hạn chế tối đa việc dùng các cụm từ này. Hãy dám nói thẳng: “Trách nhiệm này thuộc về TÔI!”
Status này là quan điểm của riêng “TÔI”! Nếu bạn đồng ý với quan điểm này xin cho chữ YES; nếu không, xin cho biết quan điểm của bạn nhé! Thank you!
Tác giả: Nguyễn Hữu Long – Group PTDNV