Tuyển dụng nhân sự sau Tết? Thiếu hụt nhân sự sau Tết? Vấn đề nan giải của hầu hết Doanh Nghiệp
Thời điểm Tết cũng gần kề nên người lao động ở Việt Nam chúng ta sẽ nghĩ và về quê để đón Tết. Sau Tết họ sẽ trở lại với công việc hiện tại của năm cũ. Có người thì không trở lại nữa và ra đi để đến một chân trời mới (Doanh Nghiệp mới, công việc mới). Đây có cũng là điều hết sức bình thường ở Việt Nam. Tuy nhiên điều này cũng gây ra không ít khó khăn và làm các Doanh Nghiệp chao đảo vì thiếu hụt nhân sự trầm trọng.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới người lao động một đi không trở lại sau Tết.
Rất nhiều câu chuyện mà tôi đã được nghe kể và trực tiếp được nghe kể như:
Một số người thì họ buồn chán vì chế độ của công ty không tốt. Người lao động hiện nay chủ yếu sống nhờ vào tiền tăng ca. Chính vì vậy họ sẵn sàng rời bỏ công ty nếu họ không được phép tăng ca hoặc tăng ca quá ít. Một số thì họ rời bỏ công ty vì khen thưởng không tốt, không quan tâm tới sức khỏe an toàn cho người lao động.
Một số lại không hài lòng vì Sếp của mình vì họ nghĩ rằng bản thân không được đối xử công bằng so với những người đồng nghiệp khác. Trường hợp này bản thân tôi thấy rất nhiều, có thể phân tình huống này ra làm 2 trường hợp.
Trường hợp 1: những người nghĩ việc họ chưa thực sự hiểu về Sếp hay cấp trên của mình hay tổ chức, doanh nghiệp muốn gì ở họ? và họ cũng chưa bao giờ thấy bản thân họ có vấn đề mà chỉ tập trung vào một mục tiêu là Sếp của họ có vấn đề. Họ chưa bao giờ nhìn nhận để đổi mới bản thân họ. Ví dụ: công ty có tiệc tùng gì họ cũng không tham gia (có thể không nhậu được hoặc không thích nhậu). Họ không tham gia các hoạt động ngoại khóa của công ty như du lịch, các buổi thi vui chơi đội nhóm. Họ chỉ nghĩ bản thân thấy không thích nên không làm.
Các bạn có bao giờ nghĩ công ty bỏ ra chừng ấy tiền và thời gian để tổ chức những thứ đó, mục đích để làm gì? Và những người làm việc hiệu quả thì cần yếu tố gì? các nhà quản lý thì tại sao lại cần những buổi tổ chức đội nhóm như vậy? Công ty tổ chức ra các buổi này mục đích để gắn kết mọi người lại với nhau hơn, xây dựng được tinh thần đồng đội, kết nối mọi người gần với nhau hơn. Và các nhà quản lý nên tận dụng các buổi như vậy chứ không thể trốn tránh tìm một nơi nào đó yên tĩnh để làm chuyện khác. Và hơn ai hết những người có mong muốn được thăng quan tiến chức thì cũng cần phải thay đổi bản thân để hòa mình vào cùng tổ chức.
Trường hợp 2: người lao động nghĩ việc thực sự là do Sếp hoặc Cấp Trên của họ quá tệ. Tệ ở đây là như thế nào? Những vị Sếp này thường dùng cái uy chức vụ của mình để o ép người lao động. Không đối xử hay không tuân thủ luật chơi được đưa ra. Điều này làm cho công ty sẽ mất đi những người lao động giỏi. Có những vị Sếp luôn tôn thời TIỀN quá mức, khinh rẻ nhân viên, coi nhân viên không ra gì. Họ dùng những lời nói tục tĩu để mắng nhiếc nhân viên. Bạn có phải các nhà quản lý như vậy hay đang là nhân viên của những vị Sếp như vậy?
“QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LÀ QUẢN LÝ LÒNG NGƯỜI”
Chính vì vậy dù doanh nghiệp có nhỏ hay to bự cỡ nào thì cũng cần phải có những nhà quản lý, lãnh đạo giỏi thực thụ để hướng dẫn cho các thành viên trong tổ chức đi đúng con đường vạch ra.
Trường hợp người lao động cần tìm những thử thách mới trong hành trình sự nghiệp của đời mình. Ở trường hợp này, có thể nếu họ ở lại công ty cũ thì họ không có cơ hội để phát triển hoặc công việc không có tính thách thức với họ nữa. Những người lao động này thực sự có năng lực. Nhiều vị Sếp hay Lãnh Đạo công ty cũng phải chấp nhận để họ ra đi. Còn nếu muốn giữ họ ở lại họ sẽ phải tạo thách thức mới cho nhân viên của mình.
Với sự phát triển về thương mại điện tử như hiện nay. Ngày nay người lao động đặc biệt là giới trẻ. Họ không thích sự gò bó, khi nghe những lời nói nặng lời thì đã vội nản chí và tìm đường thoát thân. Họ có cách sống theo xu hướng mà quên đi việc nhìn nhận lại chính bản thân mình. Điều nay tôi không nói là 100% nhưng ở Việt Nam chúng ta quả là có nhiều người trẻ như vậy. Cũng có rất nhiều bạn trẻ giỏi, xuất chúng (những trường hợp này chỉ chiếm khoảng 20% giới trẻ nước ta).
Lời khuyên dành cho Doanh Nghiệp.
Doanh Nghiệp cần phải hiểu và định hướng xuyên suốt với người lao động. Để làm được điều này thì những người đứng đầu đặc biệt quan trọng. Họ phải cam kết với chính bản thân mình để thay đổi chính bản thân họ trước. Cần phải quan tâm tới đời sống của nhân viên, người lao động nhiều hơn nữa. Nên nhớ rằng Doanh Nghiệp thành công hay công phụ thuộc vào sự cống hiến của nhân viên. Vì vậy hãy tạo ra một môi trường đủ tốt, ít nhất củng phải tốt hơn so với các Doanh Nghiệp trong khu vực của mình.
Xã hội ngày càng phát triển thì càng phải coi trọng yếu tố LƯƠNG TÂM – ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG không những của Doanh Nghiệp mà phải bao gồm cả những thành viên bên trong Doanh Nghiệp của bạn. Những ai không phù hợp thì hãy thẳng tay loại bỏ và đưa những con người phù hợp lên xe.
Đừng ưu tiên chọn những người giỏi hay giỏi nhất. Giỏi những không có đạo đức tốt thì sau này sẽ phá hoại hiệu quả cho Doanh Nghiệp. Hãy chọn những người phù hợp nhất. Phù hợp ở đây là lựa chọn những người có thái độ tốt (THÁI ĐỘ cần được ưu tiên hàng đầu trong yếu tố tuyển dụng). Thực tế cho thấy có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của một con người. Và trong đó 70% thuộc về THÁI ĐỘ, 26% thuộc về KỸ NĂNG và 4% còn lại thuộc về KIẾN THỨC.
VÌ VẬY DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI ƯU TIÊN CHỌN NHỮNG NGƯỜI CÓ THÁI ĐỘ TỐT ĐỂ ĐƯA HỌ LÊN CÙNG CHUYẾN XE CỦA DOANH NGHIỆP.
Tác giả: Trần Văn Hải – Founder NATAFU.