7 Kiến thức về quảng cáo Facebook cho Quản Lí – Chủ Doanh Nghiệp (Phần 1)

Trong những năm qua quảng cáo Facebook đã dần trở nên phổ biến và là một phần tất yếu trong nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc nắm được các kiến thức về quảng cáo Facebook là điều cần thiết
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với group về quảng cáo Facebook nhưng dưới góc nhìn của nhà quản lí, chủ doanh nghiệp chứ không đi sâu vào chi tiết kĩ thuật, cách thức vận hành (Nếu ai có câu hỏi sâu, chi tiết về chuyên môn thì có thể đặt tại phần comment để mình giải đáp riêng). Đây là những kiến thức cơ bản mà nhà quản lí nào cũng nên biết, mình sẽ chia sẻ với các bạn 7 phần kiến thức sau:
1) Tôi cần chuẩn bị những gì để có thể quảng cáo Facebook?
2) Bản chất và cơ chế hoạt động của quảng cáo Facebook
3) Cách tính tiền của quảng cáo Facebook
4) 9 cách nhắm mục tiêu cốt lõi của Facebook (Facebook cho chúng ta nhắm tới những ai?)
5) Bí quyết 5 bước đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook
6) Lưu ý khi chọn đối tác triển khai quảng cáo
7) Bảo mật tài sản của doanh nghiệp trên Facebook
1. Tôi cần chuẩn bị những gì để có thể quảng cáo Facebook?
Để có thể bắt đầu quảng cáo Facebook bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
  • Tài khoản quảng cáo Facebook: Là nơi để tạo ra các chiến dịch quảng cáo, tài khoản quảng cáo được tạo ra từ tài khoản Facebook (bạn cần phân biệt tài khoản quảng cáo và tài khoản Facebook khác nhau nha)
  • Fanpage: Đương nhiên rồi, phải có fanpage để đăng bài quảng cáo lên đó
  • Thẻ Visa/Master hoặc Paypal: (tóm lại là những thứ có thể thanh toán quốc tế, phổ thông nhất vẫn là Visa/Master Card): Cái này là để trả tiền cho Facebook, yêu cầu thẻ này phải thanh toán được online và thanh toán quốc tế
  • Landing page / Website (tuỳ chọn): Cái này chỉ yêu cầu bắt buộc với 1 số loại hình quảng cáo (như chuyển đổi, lưu lượng truy cập), còn các loại hình khác thì không yêu cầu phải có
Với những thứ trên bạn đã hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp của mình xuất hiện trên Facebook, các bạn cần chú ý nhất tới phần thẻ Visa/Master vì nó liên quan tới dòng tiền, tài chính của doanh nghiệp
2. Bản chất và cơ chế hoạt động của quảng cáo Facebook
  • Bản chất của quảng cáo Facebook là BÁN LƯỢT HIỂN THỊ. Có nghĩa là Facebook sẽ có những vị trị để hiện thị quảng cáo cho khách hàng nhìn thấy, nhà quảng cáo sẽ cùng nhau cạnh tranh và mua các lượt hiện thị đó, với mỗi khách hàng sử dụng Facebook khác nhau, Facebook sẽ chọn quảng cáo phù hợp nhất để hiện thị. Số vị trí hiện thị quảng cáo không tăng nhiều trong khi số nhà quảng cáo thì tăng không ngừng à Đây chính là lí do khiến quảng cáo Facebook ngày càng cạnh trang qua từng năm.
Thêm 1 lưu ý nữa cần nắm được đó là người dùng tiếp nhận quảng cáo Facebook ở trạng thái bị động (khác với quảng cáo google search là người dùng chủ động đi tìm kiếm thông tin)
Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ “Chụp ảnh cưới” --> Bạn vào google tìm chữ “chụp ảnh cưới” --> Quảng cáo của google hiện ra. Đây là người dùng chủ động tìm kiếm
Với Facebook, bạn đang lướt newfeed thì bỗng dưng thấy quảng cáo về dịch vụ Chụp ảnh cưới hiển thị, như vậy bạn thấy quảng cáo ở trên bị động
(Tới thời điểm mình viết bài này thì Facebook ở Việt Nam vẫn hoàn toàn là dạng hiển thị, còn về sau nếu Facebook phát triển công cụ search trên chính Facebook để hiển thị quảng cáo thì lại có đôi chút khác nha)
  • Cơ chế hoạt động của quảng cáo Facebook: Quảng cáo Facebook sẽ được lựa chọn phân phối tới người dùng nào dựa vào 2 tiêu chí:
Theo các nhắm mục tiêu của nhà quảng cáo: Nghĩa là nhà quảng cáo sẽ cài đặt quảng cáo của mình nhắm tới đối tượng nào, ví dụ như: tuổi bao nhiêu, sống ở đâu..v.v (Phần này mình sẽ trình bày chi tiết hơn ở dưới)
+ Dựa theo máy học của Facebook: Hệ thống AI của Facebook ngày một phát triển, chính vì vậy Facebook có thể tự động phân phối quảng cáo tới đúng người đang quan tâm dựa trên việc phân tích các hành vi của người dùng. Ví dụ: Facebook thấy rằng bạn thường xuyên tương tác với các sản phẩm nội thất, bạn chat với ai đó về nội thất thì nếu nội dung quảng cáo của nhà quảng cáo nào đó có từ “nội thất” thì khả năng cao bạn sẽ thấy các quảng cáo đó hoặc bạn search google từ khoá “nội thất” thì facebook cũng có thể đọc cookies trình duyệt và biết được rằng bạn đang quan tâm tới sản phẩm này
Chắc chắn rằng nhiều bạn đã gặp những tình trạng kiểu như vừa mới trao đổi hoặc tìm kiếm về 1 vấn đề nào đó thì quay ra đã thấy đầy quảng cáo đập vào mặt rồi!!
3. Cách tính tiền của quảng cáo Facebook
Facebook tính tiền theo lượng hiển thị, cứ hiển thị quảng cáo là mất tiền rồi.
Hiện tại, đa số các tài khoản đều là loại TRẢ SAU, có nghĩa là doanh nghiệp cứ chạy quảng cáo, tiêu tiền trước, rồi sau đó mới trả tiền cho Facebook sau (có 1 đợt ra nhiều tài khoản trả trước, nạp tiền xong mới được chạy, nhưng hiện tại mình thấy đa số là tài khoản trả sau)
Facebook sẽ thu tiền vào 1 trong 2 thời điểm sau, tuỳ theo điều kiện nào đến trước:
  • Ngưỡng thanh toán: Bắt đầu là ngưỡng 50.000đ và tăng dần cho tới 20.000.000 (muốn hơn thì phải xin Facebook). Hiểu nôm na là khi tài khoản tiêu đến ngưỡng này thì phải trả tiền. Ví dụ đang là ngưỡng 50.000đ thì cứ khi nào các chiến dịch trong tài khoản quảng cáo tiêu được 50.0000 đ thì mình phải trả tiền cho Facebook (kiểu như là Facebook cho mình nợ 50.000đ thôi ấy)
  • Ngày thanh toán: Ngày quy định của Facebook, cứ sau mỗi lần thanh toán thành công thì ngày này lại thay đổi. Ví dụ trường hợp ngưỡng thanh toán đang là 200.000đ , ngày thanh toán là 10/09/2020. Tới ngày 09/09/2020 các chiến dịch trong tài khoản quảng cáo mới chỉ tiêu tới 150.000đ chả hạn (chưa tới 200.000đ) thì tới 00h00 ngày 10/09/2020 Facebook sẽ thu của chúng ta 150k luôn mà không chờ tới 200k nữa
Việc Facebook cho tiêu trước trả tiền sau sẽ có lợi rất nhiều cho chúng ta khi mà có thể dễ dàng xoay vòng vốn, dòng tiền hơn. Nhưng cũng chính bởi điều này mà nhiều bạn trục lợi khi mà tiêu xong mà lại “NỢ” mãi, nợ cả đời mà không trả cho Facebook (gọi là BÙNG :))))
4. 9 cách nhắm mục tiêu cốt lõi của Facebook (Facebook cho chúng ta nhắm tới những ai?)
Bạn là quản lí, bạn là chủ doanh nghiệp thì bạn không cần biết cách nhắm mục tiêu chi tiết, thế nhưng bạn nên biết Facebook cho phép chúng ta nhắm những mục tiêu gì để có thể trao đổi và góp ý với bạn trực tiếp triển khai công việc này
Và đây chính là 9 cách nhắm mục tiêu cốt lõi của Facebook
  • · Tuổi
  • · Khu vực địa lí
  • · Giới tính
  • · Ngôn ngữ người đó đang sử dụng
  • · Sở thích: Những người đang có sở thích, đang quan tâm tới cái gì (cái này dựa vào phân tích của Facebook). Ví dụ: bóng đá, thể hình, thời trang…--> cái này mình chạy thì không thấy nó chuẩn xác lắm, nên ít khi mình sử dụng cái này
  • · Hành vi: Những hành vi cụ thể của đối tượng, ví dụ: dùng iphone, người làm quản trị viên các fanpage, vừa đi du lịch về v.v à Về hành vi này thì là chính xác, có thể áp dụng tốt ở nhiều sản phẩm (ví dụ bán ốp điện thoại Iphone thì quảng cáo tới người sử dụng điện thoại Iphone thì quá chuẩn)
  • · Nhân khẩu học: Ngoài tuổi và giới tính thì nhà quảng cáo sẽ có thể nhắm mục tiêu theo trình độ học vấn, công việc, nhà cửa, lối sống . Ví dụ: những người có bằng đại học, những người đang làm marketing.. à Cái này phụ thuộc vào việc khai báo của người dùng, người dùng khai báo sai thì chúng ta sẽ nhắm mục tiêu sai
  • · Tệp đối tượng tuỳ chỉnh: Là những đối tượng thoả mãn điều kiện nào đấy mà chúng ta tạo ra, ví dụ: tệp số điện thoại những người từng mua hàng, tệp những người từng vào website của bạn, tệp những người từng tương tác với fanpage của bạn
  • · Tệp đối tượng tương tự: Là những đối tượng mà GIỐNG với các đối tượng tuỳ chỉnh mà bạn tạo ở trên nhất
Có nghĩa là bạn tạo 1 đối tượng tuỳ chỉnh ở trên (ví dụ: tệp số điện thoại những người đã từng mua hàng của bạn) --> Facebook sẽ tìm ra những người có những đặc điểm giống với tệp đối tượng kia của bạn nhất --> Đây là 1 cách mở rộng đối tượng tiềm năng rất tốt mà các bạn nên tham khảo
3 phần sau 5,6,7 xin được chia sẻ với các anh chị em trong group vào tuần tới.
Hi vọng những kiến thức này hữu ích cho các anh chị. Bất kì ai có câu hỏi nào có thể đặt ở phần comment để em giải đáp
Tác giả: Nguyễn Quý Thắng – Group PTDNV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !