CHỌN NHÂN SỰ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC GỌI LÀ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP?

CHỌN NHÂN SỰ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC GỌI LÀ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP?

Khi tôi nói chọn người phù hợp, vài bạn cứ mặc định phù hợp tức là yếu kém, chỉ cần biết nghe lời… Còn người không phù hợp, các bạn mặc định là người giỏi, nhưng không nghe lời. Không phải vậy đâu ạ!

Lựa chọn người phù hợp cho Doanh Nghiệp
Lựa chọn người phù hợp cho Doanh Nghiệp

Người phù hợp có thể là người rất giỏi, nếu công việc đó cần người cực giỏi, có chuyên môn cực cao; nhưng người phù hợp cũng có thể là người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm gì, nếu công việc chỉ đòi hỏi đến mức như thế. Người phù hợp có thể là người chỉ biết làm theo lệnh, nếu công việc chỉ cần có thế; ngược lại, nếu công việc đòi hỏi người đảm nhiệm phải động não, phải tư duy, phải nêu ý kiến, phải biết phản biện, tranh luận, thì người phù hợp phải là người như thế, không phải người chỉ biết nghe lời!

Có những công việc chỉ đòi hỏi người tốt nghiệp phổ thông hoặc thấp hơn, thì đâu cần người đại học hay cao học. Ngược lại, có những việc đòi hỏi người đảm nhiệm phải có bằng cấp cao tương xứng và kinh nghiệm đủ lâu, thì người có bằng cấp thấp và non kinh nghiệm là không phù hợp.

Phù hợp thế nào thì không có chuẩn mực chung, mà mỗi tổ chức, cty có những tiêu chuẩn riêng khác nhau; nhưng tiêu chí quan trọng là NĂNG LỰC PHÙ HỢP. Mà năng lực thì bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó, thái độ chiếm tỷ trọng rất cao. Do vậy, không chỉ có kiến thức sâu hay kỹ năng giỏi là đủ. Kiến thức sâu, kỹ năng giỏi, mà thái độ kém hay có thói quen kiếm chác, tư lợi (corruption) thì sẽ thành phá hoại, và phá hoại rất… hiệu quả!

Sự phù hợp là rất cần thiết. Right person, right job, right time, right place, right team… (đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng nơi, đúng đội ngũ ..). Ở các vị trí chủ chốt, sự phù hợp về hệ giá trị cốt lõi, về văn hóa doanh nghiệp, về phong cách lãnh đạo là rất quan trọng. Ngoài ra, sự thấu hiểu và đồng cảm về triểt lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn cũng không thể thiếu trong yếu tố phù hợp nếu hợp tác lâu dài ở những vị trí chủ chốt (key position).

Ngay cả việc sử dụng tạm con người trong giai đoạn ngắn thì vẫn phải chọn người phù hợp cho giai đoạn ngắn ấy, chứ không thể cứ lấy bừa bất kỳ ai vào cho kín chỗ. Người không phù hợp, dù là hợp tác ngắn hạn, thường tạo ra nhiều vấn đề cho tổ chức, và tổ chức sẽ rất mệt mỏi khi cả hệ thống cứ suốt ngày phải đi canh chừng người không phù hợp.

Và cũng cần lưu ý, người phù hợp giai đoạn này, có thể không còn phù hợp ở giai đoạn khác của sự phát triển.

Bạn có cùng quan điểm không?

Tác giả bài viết là anh Nguyễn Hữu Long (Founder Group PTDNV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !