Bạn thuộc típ người sống chủ động hay bị động?

Tôi hay thường hỏi những người trẻ “em muốn trở thành gì trong tương lai?”. Một số thì bảo em thích trở thành quản lý, trở thành giám đốc, … Một số khác thì không thể trả lời câu hỏi này như “em cũng không biết em muốn thành gì nữa”.

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nó có thể định hình được cho mục đích sống, mục đích học của mỗi người chúng ta. Tôi rất vui mừng vì những câu trả lời được xác định rõ ràng của những người biết mong muốn bản thân trở thành gì. Bởi vì ít ra họ cũng biết họ muốn gì nhưng có thể họ chưa biết nên bắt đầu từ đâu mà thôi. Đối với những người như vậy họ cần có những người định hướng, dẫn lối cho họ. Số còn lại không thể xác định được mình muốn là gì thì sao nào? Họ cũng cần có những người có thể định hướng và khơi gợi được tiềm thức của họ. Để thành công họ cần phải đi tìm đáp án cho bản thân. Còn không cuộc đời của họ sẽ mong lung, vô định và dần vô vị tại một thời điểm nào đó mà thôi.

Để đạt được điều bản thân mong muốn trở thành thì cần có người định hướng, dẫn đường (đó là người thầy, người cô, anh, chị, …). Nhưng đó chỉ là một yếu tốt rất nhỏ trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Điều quan trọng ở đây đó chính là bạn đang sống chủ động hay bị động? Nếu có Thầy hướng dẫn cho bạn nhưng bạn lại suốt ngày trông chờ ở Thầy thì đó quả là một điều tệ hại. Bởi vì cuộc sống là của bạn chứ không phải của Thầy. Thầy cũng có cuộc sống của riêng mình, họ không thể đủ thời gian để lúc nào cũng kèm cặp cho bạn được. Hầu hết những người thành công trong cuộc sống là những người sống chủ động. Họ chủ động tìm kiếm, chủ động tìm hiểu những điều bản thân còn mơ hồ hay chưa biết.

Bạn có chủ động tìm hiểu những điều bản thân chưa biết hay không? Hay đang ngồi chờ ai đó mang tới cho bạn những điều đó?

  1. Hãy làm quen với việc chủ động. 

Có vô vàn thứ mà bạn cần phải chủ động. Chủ động nghiên cứu, tìm tòi; nếu không có khả năng đó thì chủ động học hỏi những điều mà người khác đã nghiên cứu được. Hãy quên đi những lời ngụy biện rằng: “Điều này tôi chưa ĐƯỢC học”, “ở trường có DẠY tôi những thứ này đâu?”. Tối thấy rằng phần lớn các bạn trẻ cứ hay phàn nàn về giáo dục Việt Nam chưa tốt và không cho các bạn môi trường để phát triển. Đúng vậy, giáo dục ở đất nước chúng ta hẳn là còn lạc hậu, và thực tế mà nói thì chậm hơn bạn bè quốc tế khá nhiều. Nhưng tại sao các bạn cứ phải cho rằng đất nước chậm thì mình phải chậm theo nhỉ? Tại sao không nghĩ rằng mình phải chạy nhanh hơn, mỗi người trong các bạn cứ phải chủ động như vậy, sẽ kéo Việt Nam của chúng ta kịp với năm châu. Các bạn cứ mãi phàn nàn, các bạn chờ đợi ai ngoài những người trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết như các bạn chứ?

  1. Chủ động thì cơ hội tự nhiên đến.

Như đã nói ở trên, việc học không chỉ giới hạn ở việc Thầy Cô trên trường sẽ dạy bạn những gì mà chủ yếu là việc bạn đã tự học được bao nhiêu. Có thể học những cái mới, cái hay là điều tốt, nhưng trước tiên bạn phải nắm thật chắc những gì đã được học trên trường. Hãy bỏ công sức và thời gian ra để nhận được một cái gì đó, hoặc lấp vào não bạn một khoảng trống nhất định, đừng học nhất thời, chỉ nhớ chứ không hiểu. Hãy luôn nhớ “chủ động” trong mọi việc, không hiểu thì chủ động hỏi, không biết thì chủ động lắng nghe, muốn hiểu sâu mà Thầy không đủ thời gian thì tự tìm tòi trên sách vở, mạng Internet. Thế giới ngày nay là một thế giới phẳng rồi, thông tin, kiến thức từ ngay nhà bạn đến tận các cực của Trái Đất. Nếu chỉ ở làng xóm, phố phường, bạn giỏi và nổi trội hơn cả; tạm quên điều đó đi, nếu so với cả khu vực miền Nam, miền Bắc, hay với những bạn khác trên nước mình bạn sẽ thấy khả năng của mình hạn chế đến đâu, chưa kể là so với bạn bè quốc tế, bạn sẽ ngỡ ngàng và hụt hẫng trước sự tiến xa của nhân loại, mà các bạn thì hằng ngày chỉ biết lướt facebook và bàn tán về những vấn đề tiêu cực của xã hội.

 

Một số bạn thắc mắc rằng: “Tại sao bạn A giỏi ngoại ngữ”, “Tại sao anh B có được công việc tốt”, rồi trong một giây phút nào đó bạn thấy mình cần phải cố gắng, cố thật nhiều. Nhưng rồi nếu có một cuộc vui nào từ bạn bè và họ bảo rằng bạn chẳng bao giờ làm được, thế là bạn cho mình hàng tá lí do như “gia đình bạn A có điều kiện từ bé”, “a B có khả năng thiên bẩm”,… Tại sao các bạn lại để những thứ xung quanh điều khiển cả suy nghĩ của bạn vậy. Bạn có biết rằng bạn A hay anh B cũng đã từng thấy một bạn C hay anh D như vậy, rồi bạn bè của họ cũng từng như thế, điều khác biệt là họ thật kiên định, làm chủ được hành động và ước mơ của chính mình. Đừng hỏi những câu quen thuộc như vì sao từ nhỏ đến giờ bạn vẫn chưa làm được trò trống gì trong khi nhìn bạn bè thì đạt giải này giải nọ. Bạn chả bao giờ cho mình một cơ hội cả. Thử một lần tin vào bản thân và phớt lờ mọi thứ xung quanh thử xem, thử tự điều khiển suy nghĩ và hành động của mình và kiên định trên con đường mình đã chọn, cuộc đời bạn hẳn phải làm một điều gì đó có ý nghĩa chứ.

Đi làm cũng vậy, dù bạn là một nhân viên bình thường, hãy trở thành một nhân viên xuất sắc nhất. Nhiều bạn đi thực tập rất nản vì không được lương mà còn không học được nhiều vì sếp giao ít việc. Hãy chủ động đi, thực tập là khi người ta phải dạy cho bạn nhiều thứ, muốn có thêm kinh nghiệm thì phải hỏi và tự tìm tòi. Bạn nên biết mình là người cần được học, không lương là cho chi phí dạy việc, nếu bạn nghĩ họ đang “lợi dụng” mình thì nên biết rằng sẽ đến một lúc bạn muốn được “lợi dụng” cũng không được.

Sống chủ động mới thấy được cuộc đời này là của mình. Có bao giờ bạn có cảm giác bị đồng tiền xoay chuyển, hay phải sống mà phụ thuộc vào cảm xúc của ai đó? Này các bạn trẻ, một điều rất đơn giản là khi bố mẹ sinh bạn ra thì Thượng Đế cho bạn có quyền với cuộc đời của mình. Ngưng sử dụng mô tiếp “Do điều…abc…. Mà tôi mới như vậy” Hãy đứng dậy, học hỏi nhiều hơn, giảm dần từ “bị”, “được” trong từ điển sống của mình, vì tuổi trẻ không có lần thứ hai.

Mỗi giai đoạn của cuộc đời chúng ta cần phải học, học thực sự chứ đừng chỉ nói.  Để có thể học gì đó hiệu quả thì bạn cần phải hiểu triết lý “Văn – Tư – Tu” tại đây.

Hãy học những thứ thực sự cần thiết cho mỗi giai đoạn trong cuộc đời. Đứng có miên man thứ gì cũng học. Hãy tập trung vào vấn đề cốt lõi tại mỗi thời điểm khác nhau của cuộc đời.

One thought on “Ngày đầu năm học gì và làm gì?

  1. Nguyễn Phùng, says:

    Hi, bài hay, ý nghĩa lắm…Xin góp ý câu cuối: “Đừng sợ rằng bạn không biết…HÃY LÀM NGAY!” e rằng chưa chính xác…Vì muốn làm thì phải đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian…
    Dù sao, tôi cũng cám ơn tác giả bài này.
    Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !