XÁC ĐỊNH ĐÚNG VẤN ĐỀ, TA ĐÃ CÓ 50% CƠ HỘI GIẢI QUYẾT THÀNH CÔNG

Có 1 người chị mình rất quý, tuy ngoài đời chưa gặp lần nào, và cũng chưa trò chuyện online lần nào cả.
Nhưng nhìn vào cách chị ấy sống và hoạt động trong lĩnh vực đào tạo chuyên về mảng nhân sự mình tin rằng chị ấy là người tử tế và làm đào tạo bằng cái tâm lớn.
Do đó, 3 năm trước khi chị ấy chia sẻ những video thuyết trình lên facebook và nhờ mọi người góp ý. Thì mình dành ra 1 buổi tối để xem đi xem lại video của chị ấy, phân tích và sau đó viết 1 đoạn dài phản hồi về điểm mạnh và điểm cần hoàn thiện trong phong cách thuyết trình của chị ấy.
Vì chị ấy đã là chuyên gia trong mảng HR, đã đi đào tạo nhiều rồi, nên về mặt cơ bản chị ấy đã có năng lực thuyết trình rất tốt. Với những ac như thế, thường họ sẽ rất khó để tự nhìn ra điểm cần hoàn thiện của mình, và người xung quanh cũng rất khó phát hiện ra vì đó chỉ là những điểm rất nhỏ.
Nói là những điểm rất nhỏ, nhưng đó lại là những điểm then chốt giúp chị ấy đưa mình lên 1 tầm cao mới. Giống như cái lu nước, đựng nước tới mức nào lại phụ thuộc vào 1 điểm nứt nhỏ trên thành lu nằm ở đâu.
Cách đây không lâu, mình được xem video thuyết trình của chị ấy, thấy chị ấy cải thiện rất nhiều. Mừng vui cùng chị.
Dưới đây là bài phản hồi của mình cho chị ấy cách đây 3 năm. Mình thay tên chị bằng “A”.
“Chào chị A,
Quốc vừa thấy bài đăng của chị trên fb. Chúc mừng chị và team đã thực hiện được clip rất giá trị cho những chủ DN, HR trong thời kì dịch này.
Chị A có nhiều điểm mạnh, mà ở trò 1 người chia sẻ, hay đào tạo rất cần.
Thứ 1, chị A sở hữu chất giọng đầy nội lực, to, tròn vành rõ chữ.
Thứ 2, nguồn năng lượng tích cực, dạt dào của chị truyền cho người nghe nguồn cảm hứng, người nghe cảm nhận được sự tâm huyết và khát khao trao đi giá trị từ trái tim của chị.
Thứ 3, nội dung bài trình bày được chuẩn bị rất chất lượng, có cấu trúc rất chặt chẽ, dễ dàng để người nghe theo dõi, nắm bắt thông tin chị cung cấp.
💚💚💚
Bên cạnh đó, để các clip tiếp theo của chị A càng có sức ảnh hưởng hơn với người nghe, chị A chỉ cần chú ý hoàn thiện 1 vài điểm nhỏ sau nhé:
Ngay tại những điểm chúng ta gọi là thế mạnh sẽ luôn tồn tại điểm cần hoàn thiện khi chúng ta nhìn kỹ ở nhiều góc độ – đa chiều. Cụ thể:
💚 Thứ 1: Tốc Độ Giọng Nói
Tốc độ giọng nói của chị A thật ra không quá nhanh, nó dao động tầm 145-155 từ/phút và vẫn nằm trong ngưỡng nghe của con người chúng ta là từ 115-165 từ/phút.
Có điều, nó đang nằm ở mức tương đối nhanh, nếu duy trì điều đó trong thời gian dài của bài trình bày thì người nghe sẽ gặp khó khăn trong việc theo kịp, nắm bắt và hiểu rõ thông điệp mà chị muốn truyền tải, do họ không có thời gian để suy nghĩ.
Chị A cứ hình dung thế này, có 4 chiếc xe bước vào cuộc đua đường trường: 1 chiếc là Honda tay côn, 1 chiếc là tay ga SH, 1 chiếc là ô tô con KIA Morning, còn 1 chiếc là Ferrari 458 Speciale.
4 chiếc này cùng ở chung vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cả 4 xe cùng tăng tốc, có thể thời điểm đầu khoảng cách giữa 4 chiếc sẽ là không quá xa.
Nhưng khi chạy 1 đoạn thì chiếc là Ferrari 458 Speciale không có đối thủ, 1 mình trên đường đua vì 3 chiếc còn lại đã tụt hẳn ở phía sau.
Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta trình bày với tốc độ nhanh và kéo dài trong 1 khoảng thời gian thì người nghe họ sẽ có 2 lựa chọn: Một là họ dừng lại để phân tích ý trước đó để hiểu, hai là đành bỏ lại những điều chưa hiểu để cuốn theo mạch trình bày của chúng ta, rồi họ cứ trong trạng thái “đuổi” để nghe mà không cần hiểu, và cuối cùng là họ “đuối” và “buông” không nghe nữa.
Với tốc độ và cách nhả từ, ngắt câu này, nếu trình bày trong thời gian ngắn là 5, 10, 20, 30 phút thì chị A sẽ có khả năng kiểm soát được. Nhưng nếu bài trình bày dài hơn thì người nghe sẽ rơi vào thế khó khi theo dõi.
=> Điều chúng ta cần làm là:
– Giảm tốc độ trình bày xuống tầm 135-145 từ/phút.
– Hãy tách câu dài thành câu ngắn hơn, dừng đúng nơi để tránh bị hụt hơi, nhấn đúng từ để tạo cảm hứng cho người nghe và mình đỡ tiêu tốn năng lượng quá nhiều, nên gia tăng số lần “pause – tạm dừng” nhiều hơn chị A nhé.
💚 Thứ 2: Ngôn Ngữ Cơ Thể
ngôn ngữ cơ thể hiện tại chị A có sử dụng đôi bàn tay, đây là điểm sáng mà không phải ai cũng có thói quen này.
Về ngôn ngữ hình thể thì có 6 đặc tính: Đặc tính đồng nhất; Đặc tính đa dạng; Đặc tính có chủ đích; Đặc tính sáng tạo; Đặc tính thẩm mỹ. Chị A tìm hiểu thêm để rèn luyện, giúp bài trình bày của mình thêm màu sắc hơn, tránh đôi tay cứ lặp đi lặp lại 1 động tác.
💚Thứ 3: Đa Dạng Phong Cách Thuyết Trình
hiện phong cách thuyết trình của chị A sẽ rất có sức hấp dẫn với những người có cùng khuynh hướng tính cách với chị. Đó là năng lượng, đầy cảm hứng, thúc đẩy, nhanh, mạnh mẽ, hướng đến kết quả…
Vì đối tượng người nghe thuộc nhiều khuynh hướng tính cách khác nhau. Có người thích sự năng lượng dạt dào, đầy cảm hứng, nhưng có người thích sự nhẹ nhàng, tươi vui; có người lại thích ngắn gọn, súc tích, điềm đạm…Nên chúng ta cần linh hoạt trong phong cách trình bày để phù hợp và tác động đến nhiều người nghe, để nhóm đối tượng dù ở khuynh hướng tính cách nào họ cũng thích nghe mình nói.
Chúc chị A và cty ngày càng lan tỏa nhiều giá trị về quản lý nhân sự cho cộng đồng”
Để bản thân chúng ta hoàn thiện bất kì điều gì nhanh, giải quyết được nhanh gọn và hiệu quả vấn đề mình gặp phải thì việc tìm ra đúng vấn đề là yếu tố then chốt.
Sẽ có những điểm tự bản thân mình không nhìn ra, người xung quanh không nhìn ra, thì chúng ta cần nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia. Giá trị của chuyên gia là khả năng “tìm ra điểm rò rỉ nhỏ tí” nhưng có khả năng làm đắm cả con tàu lớn nếu không kịp thời phát hiện.
Tác giả: Nguyễn Thành Quốc – Học Viện Thuyết Trình Từ Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog không cho phép copy nội dung.

Hãy đọc và ghi chép lại vào sổ học tập của bạn.

Xin cảm ơn !